Đấu thầu Mua sắm công

VĂN BẢN MỚI

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

33 người đã tham gia bình chọn

Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 464

  • Tổng 641.404

Điều kiện tự nhiên xã Hàm Ninh

Post date: 08/09/2017

Font size : A- A A+

1. Đặc điểm tự nhiên:
1.1. Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên:

Xã Hàm Ninh thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nằm ở 106035’26” kinh độ, 17022’03” vĩ độ, diện tích đất 2.068,66 ha, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp: xã Vĩnh Ninh, xã Võ Ninh
- Phía Nam giáp: xã Hiền Ninh, xã Duy Ninh
- Phía Tây giáp: xã Trường Xuân.
- Phía Đông giáp: xã Võ Ninh, xã Duy Ninh.
1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo:
Địa hình của xã có độ dốc nghiêng thấp dần về phía Đông Bắc theo địa hình đồi núi chia thành hai vùng rỏ rệt. Vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
- Vùng đồng bằng tại khu vực của dân cư sinh sống dọc tuyến đường huyện và vùng đất sản xuất nông nghiệp.
- Vùng núi nằm phía Tây của tuyến đường Hồ Chí Minh, đây là khu vực chủ yếu của rừng trồng và núi rừng nguyên sinh.
Hàm Ninh có hệ thống đường sắt, đường Hồ Chí Minh, (đường 15A) chạy dọc theo hướng Bắc Nam dài gần 1,5 km thuộc thôn Hà Kiên, là xã gần tiếp giáp với quốc lộ 1A, cách thị trấn Quán Hàu 3 km; nằm ở vị trí địa lý phía Tây Nam huyện Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và phát triển cơ sở hạ tầng xây dựng nông thôn mới.
1.3. Khí hậu:
Hàm Ninh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt của miền Trung có hai mùa rõ rệt.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 chịu ảnh hưởng trực tiếp nắng nóng của gió mùa Tây Nam nên thường bị hạn hán kéo dài.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, kèm theo mưa lớn, rét đậm kéo dài lũ lụt thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
* Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.100 -2.300 mm, phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Mùa khô nóng, mưa ít, lượng mưa chiếm 20-25% lượng mưa cả năm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm từ 70-75% lượng mưa cả năm, lũ thường xảy ra trên diện rộng vào mùa này.
* Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình năm: 24,40C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 33,8-34,30C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,9-17,80C. Tổng tích ôn trong năm là 8.600 đến 9.0000C, biên độ ngày và đêm là 5-80C. Số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí hàng năm ở Hàm Ninh khá cao (82-84%), ngày trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam), độ ẩm trung bình tháng vẫn thường xuyên trên 70% (riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp).
* Gió bão:
Hàm Ninh là một trong những xã có nhiều cơn bão đi qua. Trung bình hàng năm có 1-2 cơn bão lớn trên cấp 7 đi qua thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trong xã.
Với điều kiện địa lý như vậy xã Hàm Ninh có đủ điều kiện để phát triển Nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng các sản phẩm nông, lâm nghiệp.
2. Tài nguyên:
a. Đất đai:
- Tổng diện tích đất theo ranh giới hành chính: 2.068,66ha. Trong đó, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 1.545,47 ha; nhóm đất phi nông nghiệp là 504,54 ha; nhóm đất chưa sử dụng là 18,65 ha.
- Đất nông nghiệp : Hiện có 1.545,47 ha diện tích đất nông nghiệp, chiếm 74,7% tổng diện tích tự nhiên đạt bình quân 2.847,7 m2 đất nông nghiệp/đầu người.
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 564,75 ha bằng 36,54% diện tích nhóm đất nông nghiệp. Trong những năm qua dưới sự nỗ lực của nhân dân trong việc đầu tư giống mới, cải tạo chất đất, áp dụng các phương tiện khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tâm canh tăng vụ... đã góp phần thúc đẩy và đưa năng suất lúa ngày càng tăng. Đời sống của người dân làm nông nghiệp được cải thiện một cách đáng kể.
Đất trồng cây hàng năm: Diện tích 561,03 ha, chiếm 99,34% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó đất trồng lúa diện tích 426,44 ha. Còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm khác diện tích 134,59 ha. Loại cây chủ yếu là rau xanh, bầu bí, dưa chuột, đậu tương, khoai tây, dưa hấu... cung cấp một lượng nông sản có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.
Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 3,72 ha, chiếm 0,66% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Loại cây chủ yếu là hồ tiêu(Hà Kiên), cam, bưởi... cung cấp một lượng nông sản không đáng kể về lượng trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.
+ Đất lâm nghiệp: 957,57 ha bằng 46,29% nhóm đất nông nghiệp. Đây là diện tích đất rừng tự nhiên và rừng sản xuất, chủ yếu là các loại cây như bạch đàn, thông, keo lai. (Nguồn sản phẩm thuộc lâm trường quản lý).
- Đất nuôi trồng thủy sản: Hiện có 23,15 ha diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,12% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp : Hiện có 504,54 ha diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 24,39% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất ở nông thôn : Diện tích 30,71 ha chiếm 1,48% tổng diện tích tự nhiên của xã và chiếm 6,09% diện tích đất phi nông nghiệp, với quy mô dân số 5.427 người. Bình quân diện tích đất ở trên khẩu đạt 56,59 m2.
+ Đất chuyên dùng: 149,85 ha, chiếm 7,24% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 29,70% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp.
Đất trụ sở cơ quan: diện tích 0,47 ha chiếm 0,31% diện tích đất chuyên dùng tập trung chung chủ yếu ở khu vực trung tâm xã.
Diện tích còn lại của đất chuyên dùng là đất có mục đích công cộng bao gồm: cơ sở y tế, đất giáo dục đào tạo, đất thể dục thể thao, đất chợ, đất bãi thải xử lý chất thải, đất giao thông, thuỷ lợi, đất năng lượng truyền thông, đất cơ sở văn hoá, đất tín ngưỡng diện tích 149,38 ha chiếm 99,69% diện tích đất chuyên dùng.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 31,44 ha chiếm 6,23% đất phi nông nghiệp, đây là nghĩa trang của xã, các nghĩa địa nằm rải rác ở các thôn.
+ Sông suối, mặt nước chuyên dùng: Có 292,5 ha chiếm 57,97% diện tích đất phi nông nghiệp. Chủ yếu là nuôi thả cá, tôm ở các hồ, đầm do các hộ gia đình hoặc nhóm hộ đấu thầu, hoặc nằm rải rác ở các ao của các hộ gia đình trong xã, bước đầu đã đem lại hệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm tới cần từng bước xóa bỏ phương thức nuôi trồng quản canh chuyển sang nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh.
- Đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng là đất bằng chưa sử dụng với 18,65 ha chiếm 0,9% diện tích tự nhiên. Loại đất này thường là các khu đồi núi nằm cách xa cánh đồng hoặc cách xa khu dân cư khó khăn về nguồn nước tưới, sản xuất không hiệu quả nên bị bỏ hoang hóa.